Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Trị
Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Trị

Khuyến công Quảng Trị: Hỗ trợ công nghiệp nông thôn - sản xuất, kinh doanh phát triển

Thứ hai - 15/10/2018 05:18
Hoạt động khuyến công của tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ rất thiết thực cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm… Nhờ đó, các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn thụ hưởng chính sách khuyến công đã tăng trưởng đáng kể về doanh thu, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm.
        Mô hình sản xuất của Công ty TNHH MTV Tiền Phong Quảng Trị được xét duyệt Đề án khuyến công quốc gia năm 2018 với nguồn kinh phí được hỗ trợ 200 triệu đồng để đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất. Nắm bắt được nhu cầu thị trường về các loại cửa phục vụ cho xây dựng nhà ở và các công trình. Năm 2016, anh Hoàng Văn Định đã bắt tay mở công ty kinh doanh cửa nhựa để cung cấp cho thị trường, năm 2017 thì Công ty mạnh dạn mở thêm xưởng nhôm Xinpha nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, năm 2018 khi có những cơ sở bước đầu và thị trường khá ổn định thì Công ty đã mở thêm xưởng cắt kính và nhu cầu của Công ty đó chính là đầu tư hệ thống máy cắt kính an toàn 2 lớp với kinh phí hơn 400 triệu đồng. Khi nắm được thông tin về nguồn vốn khuyến công quốc gia và của tỉnh, anh Định đã làm đề án với các thủ tục cần thiết để có thể tiếp cận được nguồn vốn này phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất  của Công ty. Anh Hoàng Văn Định, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tiền Phong Quảng Trị cho biết: “Từ nguồn vốn hỗ trợ của khuyến công quốc gia năm 2018 là một trong những điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt là đầu tư máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho gia đình”.
        Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Với mục tiêu hiện đại hóa thiết bị theo hướng hiện đại, trong hơn 100 đề án khuyễn công triển khai ở Quảng Trị từ năm 2013 đến nay, có khoảng 70 đề án về “Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại”, giúp các doanh nghiệp, cơ sở CNNT đầu tư hoàn thiện dây chuyền và cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường. Trong đó chủ yếu tập trung vào chế biến bảo quản các loại nông sản, chế biến lâm sản, là những lĩnh vực có lợi thế ở địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp hộ kinh doanh đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
           Chị Phan Ngọc Giang, Chủ cơ sở sản xuất Liên Giang, thị xã Quảng Trị cũng là một trong những cơ sở sản xuất nhận được hỗ trợ khuyến công của tỉnh với số tiền 40 triệu đồng để đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất sản phẩm bột ngũ cóc, tinh nghệ… và các sản phẩm từ nông sản của Quảng Trị. Chị Giang chia sẻ: “Là một cơ sở nhỏ chuyên sản xuất các mặt hàng từ nông sản, một phần từ kinh nghiệm của gia đình, kết hợp với tham quan học hỏi kinh nghiệm và tham gia các lớp tập huấn nên sản phẩm của gia đình hiện nay đã có mặt thị trường không những trong tỉnh mà các tỉnh bạn trong nước. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để nhận được sự hỗ trợ tích cực từ nguồn vốn khuyến công năm nay”.
       Để nâng cao hiệu quả công tác khuyến công thì điều cơ bản nhất đó chính là hoạt động khuyễn công cần có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm. Cụ thể như hỗ trợ về máy móc, trang thiết bị, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng trang web để tăng sự tương tác, tìm kiếm thị trường, khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo chuỗi sản xuất.
      Những năm gần đây, trên địa  bàn tỉnh Quảng Trị, xu hướng sản xuất các sản phẩm sạch với nguồn nguyên liệu sẵn có ở nhiều địa phương như các loại tinh dầu thiên nhiên, bột ngũ cốc từ các loại đậu ở nhiều vùng như Vĩnh Linh, Triệu Phong cùng với sự sáng tạo của từ các chủ cơ sở sản xuất cũng cho ra đời những sản phẩm mới được thị trường cũng ưa chuộng. Đó là tiền đề để các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập và thương hiệu của các sản phẩm mang đặc trưng Quảng Trị cũng đã được đến với thị trường trong nước.
        Từ nguồn kinh phí khuyến công tỉnh, Trung tâm tham mưu Sở Công Thương trình Hội đồng thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho 25 doanh nghiệp, cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh, mỗi đề án được phê duyệt được hỗ trợ 40 triệu đồng, tổng kinh phí khuyến công cấp tỉnh năm 2018 là 1.135 triệu đồng theo Quyết định số 1036/QĐ-UBND ngày 16/5/2018, theo đó đã hỗ trợ 04 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới, 15 đề án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị vào sản xuất sản phẩm, 02 đề án đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, đóng gói sản phẩm, 01 đề án hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia Hội chợ thương mại huyện Hải Lăng, 01 đề án xây dựng cửa hàng giới thiệu một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Đến nay (tính đến thời điểm 30/11/2018), Trung tâm tổ chức nghiệm thu 18/23 đề án và đã thanh lý, giải ngân 06 đề án, còn các đề án khác vẫn đang tiếp tục thực hiện.
Khó khăn lớn nhất là xây dựng được đề án đủ lớn cho các đối tượng hỗ trợ của công tác khuyến công. Do đa phần các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) chủ yếu là hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ, hoạt động manh mún, tiềm lực tài chính hạn chế nên rất khó đổi mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Hầu hết công nghệ thiết bị còn hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa chủ động được, nhất là xuất khẩu. Số lượng cơ sở CNNT nhiều, nguồn kinh phí hỗ trợ còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác KC. Bên cạnh đó, các văn bản chính sách trong lĩnh vực khuyến công mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhưng chưa theo kịp với yêu cầu thực tế. Ông Nguyễn Trương Hoàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại – Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị cho biết : “Hàng năm, từ nguồn vốn hỗ trợ khuyến công quốc gia và của tỉnh, qua việc xét duyệt các đề án khả thi thì chúng tôi luôn hướng đến các đề án sản xuất mới, có tính liên kết thị trường và hoạt động có hiệu quả bước đầu, ưu tiên các đề án đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để mở rộng sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao từ nguồn hỗ trợ khuyến công”.
 Để hoạt động khuyến công ngày càng hiệu quả, góp phần phát huy thế mạnh của từng vùng, phải hướng tới mục tiêu tạo sự lan tỏa lớn, tận dụng được tiềm năng, lợi thế của địa phương, vùng. Các đề án KC hỗ trợ cơ sở có sản phẩm CNNT tiêu biểu đạt cấp khu vực, cấp quốc gia. Ưu tiên, lựa chọn các đề án trên địa bàn xã xây dựng nông thôn mới, đề án chế biến nông - lâm - thủy sản; sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, nguyên vật liệu thay thế hàng nhập khẩu; sản xuất các sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt. Tăng cường liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong toàn tỉnh và liên kết giữa các vùng để trao đổi kinh nghiệm nhằm phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, đồng thời khai thác có hiệu quả nhất tiềm năng lợi thế của cả tỉnh. Việc xây dựng các chương trình, đề án khuyến công cần được tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thực tế của các cơ sở CNNT, quan tâm theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để các đề án khuyến công tạo nên chuỗi giá trị trong thế mạnh điển hình của địa phương./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

188/9 Thành Thái , P.12, Q.10, TP.HCM - Code: 700000

Tọa Độ: 10.770284, 106.666024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây