- Chương I – Những quy định chung.
- Chương II – Các biện pháp hành chính.
- Chương III – Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch.
- Chương IV – Các biện pháp phòng vệ thương mại.
- Chương V – Biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương.
- Chương VI – Các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương.
- Chương VII – Giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
- Chương VIII – Điều khoản thi hành
Đây là lần đầu tiên hoạt động ngoại thương được nhà nước ban hành dưới hình thức Luật, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể chế hóa, hệ thống hóa chủ trương, chính sách của nhà nước về quản lý ngoại thương.
Luật Quản lý ngoại thương điều chỉnh chủ yếu công tác quản lý nhà nước về ngoại thương bao gồm: các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế; không điều chỉnh, can thiệp vào các hoạt động cụ thể của thương nhân, giữa các thương nhân với nhau; chỉ điều chỉnh đối tượng là hàng hóa, không điều chỉnh đối tượng dịch vụ.
Luật Quản lý ngoại thương đã quy định các nguyên tắc chủ yếu như : (1) Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (2) bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.
Sở Công Thương đã đăng tải Luật quản lý ngoại thương tại
+ Website của Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị theo địa chỉ: socongthuong.quangtri.gov.vn (trường Hệ thống văn bản)
+ website của Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị theo địa chỉ: ietp.quangtri.gov.vn (mục Văn bản pháp quy/Văn bản khác).