Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Trị
Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Trị

Hội thảo Chia sẻ kết quả phân tích thương mại biên giới các mặt hàng nông sản tỉnh Quảng Trị

Thứ hai - 11/01/2016 01:36
Ngày 23/12/2015, UBND tỉnh phối hợp với Viện Mêkông tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả phân tích thương mại biên giới các mặt hàng nông sản tỉnh Quảng Trị. Đồng chí Nguyễn Hữu Dũng, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Tiến sĩ Watcharas Leelawath, Giám đốc Viện Mêkông chủ trì Hội thảo. Tham dự có đại diện Lãnh đạo, chuyên gia của Viện; đại diện Lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan; các thành viên của Dự án "Nâng cao năng lực hướng tới phát triển toàn diện và bình đẳng tiểu vùng sông Mêkông" tỉnh Quảng Trị và nhóm nghiên cứu.
Hội thảo về các mặt hàng nông sản ở Quảng Trị
Hội thảo về các mặt hàng nông sản ở Quảng Trị
Phân tích về thực trạng nông sản xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng: phần lớn nông sản xuất - nhập khẩu dọc theo biên giới là thông qua đường tiểu ngạch, mặt hàng nông sản xuất khẩu chính bao gồm: tỏi, lạc, lợn sữa, hải sản khô. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu các nông sản này qua các nước dọc theo tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây đang có xu hướng giảm.Vấn đề thủ tục, thông quan tại cửa khẩu cũng đang khó khăn và vẫn còn các vướng mắc về chính sách thuế quan đối với hàng hóa đưa vào khu KT - TM đặc biệt Lao Bảo. Bên cạnh đó, hạn chế về hệ thống cơ sở hạ tầng, mật độ dân cư, mức thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng tại cửa khẩu quốc tế La Lay chưa mang tính ưu đãi; các cặp cửa khẩu phụ chưa được khai thác và hoạt động giao thương tại đây đang gây khó khăn cho việc thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố thúc đẩy thương mại biên giới tại tỉnh Quảng Trị, đó là các chính sách thuế quan: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN toàn diện ATIGA, Hiệp định Thương mại Việt - Lào; chính sách phi thuế quan; chính sách hỗ trợ thương mại biên giới. Đồng thời chỉ ra các thách thức về thương mại biên giới các mặt hàng nông sản: năng lực sản xuất yếu và khả năng cạnh tranh thấp; tình trạng dao động giá lớn và thiếu ổn định của thị trường tiêu thụ; cơ sở hạ tầng tại khu vực biên giới kém phát triển; phần lớn nông sản đều được tiêu thụ dưới dạng nguyên liệu thô; thiếu cơ sở pháp lý cho việc thuê đất tại Lào, các quy định của phía Lào; thiếu thông tin thị trường, thiếu tính liên kết giữa các tác nhân và quản trị chuỗi kém, tồn tại nhiều trung gian.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đưa ra 6 nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển, trong đó tập trung một số giải pháp: hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu xuyên biên giới để phục vụ xuất khẩu như cà phê, chuối, sắn; hình thành "vùng kinh tế biên giới tự do" giữa hai cổng B để gắn chặt hoạt động sản xuất các hàng hóa chủ lực với các nhà máy chế biến sâu; UBND tỉnh hỗ trợ tìm kiếm, kêu gọi nhà đầu tư; tăng cường sự liên kết giữa nông dân với các cơ sở chế biến cuối cùng, các nhà máy; sử dụng các tiến bộ kỹ thuật, giới thiệu các giống mới; tập trung nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng nông sản chủ lực của khu vực biên giới; tổ chức thu gom tập trung các nông sản sau thu hoạch; duy trì các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu hàng hóa cho khu phi thuế quan.
Bế mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh: Hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin, số liệu, tạo ra bức tranh toàn cảnh về thương mại biên giới của tỉnh Quảng Trị.  Đồng thời yêu cầu các Sở, ban, ngành tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để thúc đẩy phát triển thương mại biên giới; Sở Công thương phối hợp với nhóm nghiên cứu hoàn chỉnh báo cáo tóm tắt, từ đó để có đề xuất, kiến nghị cụ thể.  UBND tỉnh mong muốn Viện MêKông tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để dự án này được kéo dài thời hạn, đem lại hiệu quả thiết thực trên địa bàn tỉnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

188/9 Thành Thái , P.12, Q.10, TP.HCM - Code: 700000

Tọa Độ: 10.770284, 106.666024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây