Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Trị
Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Trị

Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công - Tạo động lực để khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn trong giai đoạn mới.

Thứ ba - 14/06/2016 03:52
Mặc dù chính sách khuyến công chính thức được hình thành không lâu (từ Nghị định 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ) so với chặng đường phát triển 65 năm của Ngành công thương, tuy nhiên với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và sự nỗ lực không ngừng của các ngành, công nghiệp nông thôn đã có những chuyển biến tích cực góp phần công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) đã được xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm huy động các nguồn lực tham gia sản xuất, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và phân công lại lao động xã hội. 
 
Trung tâm Khuyến công và XTTM triển khai nhiệm vụ năm 2016
Trung tâm Khuyến công và XTTM triển khai nhiệm vụ năm 2016
an phu minh
                                    Dây chuyền sản xuất bao bì tại Công ty TNHH An Phú Minh

Quảng Trị là tỉnh còn khó khăn về phát triển công nghiệp và có điểm xuất phát thấp, do vậy, chính sách khuyến công là cơ sở, điều kiện để thúc đẩy công nghiệp-TTCN trên địa bàn phát triển.  Thực hiện chủ trương trên, từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Khuyến công Quảng Trị luôn nhận được sự quan tâm của Cục CNĐP; sự chỉ đạo sâu sát của HĐND, UBND tỉnh và Sở Công Thương Quảng Trị; quá trình phối hợp và ủng hộ tích cực của các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh. Thể hiện cụ thể đó là việc chỉ đạo, xây dựng và ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động khuyến công tạo điều kiện về hành lang pháp lý để triển khai thuận lợi đối với tình hình cụ thể của địa phương; việc quan tâm bố trí kinh phí ngân sách theo chương trình, kế hoạch; đầu tư cơ sở vât chất, kỹ thuật và đặc biệt là một trong những tỉnh sớm ban hành chính sách đối với hệ thống mạng lưới khuyến công cấp huyện. Với một tỉnh khó khăn như Quảng Trị, có thể nói đây là những thuận lợi hết sức cơ bản và quan trọng để hoạt động khuyến công triển khai thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ.
Giai đoạn 2005-2015, thông qua các chương trình, đề án đã khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, số lượng cơ sở và lao động CNNT ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong ngành công nghiệp tỉnh; một số ngành nghề TTCN, làng nghề truyền thống được củng cố, khôi phục; sản phẩm sản xuất được chú trọng nâng cao chất lượng và ngày càng đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động khuyến công trên địa bàn thời gian qua đã xây dựng được 27 mô hình trình diễn kỹ thuật, sản xuất sản phẩm mới; Hỗ trợ cho 88 cơ sở CNNT đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường. Từ nguồn kinh phí khuyến công đã thu hút hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư của DN CNNT góp phần thúc đẩy CN-TTCN trên địa bàn phát triển.
Hàng chục sản phẩm truyền thống, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được đăng ký chất lượng, thiết kế bao bì, nhãn mác, đăng ký kiểu dáng, sở hữu công nghiệp, xây dựng thương hiệu. Trên 4.000 lao động nông thôn đã được đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất, nâng cao năng lực quản lý cho trên 900 lượt người; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 16 cụm, điểm công nghiệp với tổng diện tích 520 ha. Chủ trì phối hợp tổ chức 04 cuộc hội thảo, thực hiện 03 đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh liên quan đến chuyên đề phát triển ngành. Công tác thông tin, tuyên truyền được chú trọng, đã thực hiện 120 chuyên đề trên Chuyên mục “Trang Công Thương Quảng Trị”; Phát hành 30 Bản tin/Đặc san Công Thương Quảng Trị với trên 9.000 bản; phối hợp tổ chức Chương trình đối thoại, gặp gỡ giao lưu nhân ngày doanh nhân Việt Nam, ngày truyền thống ngành Công Thương trên truyền hình…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai hoạt động khuyến công thực tế vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Vấn đề tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công giai đoạn tới đòi hỏi cần có đổi mới trong nhận thức và cách thức tổ chức các nội dung hoạt động khuyến công phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế của địa phương nhằm đạt hiệu quả thiết thực hơn. Trên cơ sở cơ chế, chính sách, các quy định tại Nghị định 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến công; Chương trình khuyến công giai đoạn đến 2020; đặc biệt tại kỳ họp thứ 12, khóa VI, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chính sách khuyến công, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phù hợp với tình hình phát triển giai đoạn mới.
Từ thực tiễn hoạt động khuyến công thời gian qua, nhằm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển CN-TTCN, góp phần gia tăng giá trị sản xuất của ngành công thương trong thời gian tới, cần tập trung vào những giải pháp hoạt động:
Một là, thời gian qua, việc hỗ trợ DN CNNT đã khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, tuy nhiên, quá trình tổ chức xây dựng đề án chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của các cơ sở, việc nắm tình hình hoạt động tại cơ sở CNNT để chủ động tư vấn, hướng dẫn và đề xuất hỗ trợ chưa kịp thời. Do vậy, với thuận lợi từ hệ thống mạng lưới khuyến công cấp huyện đã được bố trí, thời gian tới cần chủ động, phối hợp chặt chẽ trong việc nắm bắt tình hình của DN để triển khai các nội dung của hoạt động khuyến công, đặc biệt là việc tư vấn, hướng dẫn lập đề án kịp thời, đúng các yêu cầu quy định.
Hai là, trong các chương trình, đề án chú trọng vấn đề đổi mới công nghệ, hướng chính sách là hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường; đồng thời phối hợp ưu tiên đối với những đề án đổi mới và áp dụng công nghệ vào sản xuất; đối với các đề án ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cần quan tâm hỗ trợ, đi đôi với công tác tư vấn, hướng dẫn cơ sở CNNT về ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng; Hoạt động khuyến công cần chú trọng việc xây dựng nhân rộng điển hình, mô hình.
Ba là, củng cố, khôi phục và phát triển ngành nghề TTCN, ngành nghề và làng nghề truyền thống, góp phần xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, các ngành nghề TTCN, ngành nghề truyền thống trên địa bàn hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, đó là việc xây dựng thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn, quy mô sản xuất còn nhỏ lẽ, mạnh mún, năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp, sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ thị trường trong tỉnh và nội địa. Do vậy, cần xác định được sản phẩm chủ lực, có lợi thế để xây dựng và phát triển sản phẩm theo hình thức hỗ trợ, tiếp sức “dài hơi” từ quá trình sản xuất đến khâu xúc tiến thương mại đảm bảo phát triển bền vững.
Bốn là, bên cạnh việc hỗ trợ một phần kinh phí trực tiếp để khuyến khích DN CNNT đầu tư phát triển sản xuất, thời gian tới cần chú trọng tập trung vào các lĩnh vực  đầu tư chế biến sâu nhằm gia tăng giá trị hàng hóa; sản phẩm sản xuất phải có địa chỉ về nhãn hiệu, đăng ký chất lượng, đồng thời quan tâm hình thức bao bì, mẫu mã sản phẩm; đăng ký sở hữu trí tuệ và kiểu dáng công nghiệp để xây dựng thương hiệu; hoạt động khuyến công luôn đi đôi với triển khai các hoạt động xúc tiến giao thương, tăng cường quảng bá và giới thiệu sản phẩm, kết nối cung cầu để đưa sản phẩm đến với thị trường.
Đổi mới trong tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công; linh hoạt trong vận dụng chính sách khuyến công để vừa đảm bảo các yêu cầu theo quy định đồng thời thực hiện phương châm "Tư vấn - hướng dẫn - hỗ trợ và phát triển, nhân rộng mô hình". Để hoạt động khuyến công thời gian tới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển, đổi mới trong hoạt động, Khuyến công Quảng Trị - đồng hành cùng DN CNNT- để tiếp bước chặng đường phát triển 65 năm truyền thống của Ngành, đòi hỏi mỗi một cán bộ, viên chức làm công tác khuyến công phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với nghề vì sự nghiệp phát triển CNNT và xây dựng nông thôn mới; Cùng đoàn kết, thống nhất, vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khuyến công, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá công nghiệp nông thôn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Trình, GĐ Trung tâmKhuyến công và XTTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

188/9 Thành Thái , P.12, Q.10, TP.HCM - Code: 700000

Tọa Độ: 10.770284, 106.666024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây